Thai kỳ ảnh hưởng răng miệng như thế nào?
Chăm sóc và giữ sức khỏe răng miệng trong trạng thái khỏe mạnh, ổn định không chỉ giúp bạn mà còn giúp con yêu khỏe mạnh.
Viêm nướu
Răng miệng chịu khá nhiều tác động của sự thay đổi hoocmon trong suốt quá trình mang thai. Đây vấn đề hàng đầu mà các thai phụ mắc phải nhiều nhất là viêm nướu thai kỳ, với triệu chứng nướu sưng, tấy đỏ. Đôi khi nướu chảy máu khi chải răng hoặc khi vệ sinh kẽ răng. Viêm nướu không nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị sẽ diễn biến nghiêm trọng, thậm chí gây sảy thai hoặc sinh non. Cạo vôi răng định kỳ kết hợp với vệ sinh răng đúng cách hoàn toàn có thể đấy lùi viêm nướu.
Sâu răng
Phụ nữ mang thai dễ bị sâu răng vì nhiều nguyên nhân. Sự thèm ăn hoặc chế độ ăn không cân bằng, chế độ ăn giàu carbonhydrate dễ gây sâu răng. Cảm giác uể oải mệt mỏi mỗi buổi sáng gây sản sinh nhiều acid trong cơ thể, cũng góp phần làm bào mòn men răng
Ở một số phụ nữ ,sự tăng sinh của một số tế bào xuất hiện trên nướu thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai, hình thành những cục u trên phần nướu giữa các răng. Đây không phải là các u ác tính mà thường có liên quan đến lượng mảng bám tích tụ quá mức. Những vết sưng này dễ bị chảy máu và có màu sắc đỏ mọng, thường mất đi ngay sau khi sinh. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, có thể trao đổi với bác sĩ về cách loại bỏ chúng
Những vấn đề cẩn trọng trong thai kỳ
Sử dụng thuốc
Bất cứ loại thuốc kháng sinh hay giảm đau đều phải được sử dụng dưới sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ, và quan trọng là an toàn cho thai phụ.
Gây tê
Trong thời gian mang thai nếu có bất cứ chỉ định nào cho việc trám răng, chữa tủy hay nhổ răng, việc sử dụng thuốc gây tê là an toàn với điều kiện sử dụng dưới sự theo dõi của bác sĩ nha khoa. Các nghiên cứu chỉ ra việc sử dụng thuốc gây tê với liều lượng an toàn không gây hại cho thai nhi, hay gây sinh non
Chụp hình X-quang
Mặc dù phóng xạ trong tia X là không đáng kể, một lớp “áo giáp” bằng chì sẽ giúp bạn tối thiếu sự tiếp xúc với tia X.