Hiểu rõ tác hại bệnh nha chu sẽ giúp bạn phòng ngừa, đến nha khoa điều trị kịp thời để tránh các hậu quả nghiêm trọng hơn trong tương lai.
Làm sao để phát hiện bệnh nha chu?
Kiểm tra răng miệng định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện bệnh nha chu kịp thời từ sớm.
Quá trình kiểm tra nha chu của bác sĩ:
Bác sĩ sử dụng cây thăm dò túi nha chu để đo độ sâu khoảng cách giữa răng và nướu. Nếu răng và nướu khỏe mạnh, khoảng cách này thông thưởng rất nhỏ, chỉ vào khoảng ít hơn 3 mm. Nếu bệnh nha chu xuất hiện, bắt đầu hình thành túi nha chu sâu, dễ bị chảy máu, lưu giữ nhiều vi khuẩn và mảng bám răng hơn, gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng
Nha sĩ chụp hình X-quang để kiểm tra tình trạng xương ổ răng cũng như phát hiện những bệnh lý bất thường mà mắt thường không nhìn thấy
Tác hại nha chu
Bệnh nha chu là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng ở người trưởng thành. Tuy nhiên, bệnh nha chu là bệnh nguy hiểm không chỉ đối với sức khỏe răng miệng mà nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh nha chu và các bệnh toàn thân khác.
- Bệnh tim mạch
- Đột quỵ – bệnh nhân mắc bệnh nha chu có nguy cơ đột quỵ cao hơn những người khác do tắc nghẽn động mạch
- Nguy cơ sinh non, sinh con thiếu cân ở phụ nữ mang thai
- Đái tháo đường – bệnh nha chu khiến bệnh nhân khó kiểm soát đường huyết. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra được bệnh nhân bị tiểu đường dễ mắc bệnh nha chu hơn.
- Bệnh về đường hô hấp
Tại sao cần phải điều trị bệnh nha chu từ sớm?
Bệnh nha chu là mối đe dọa mất răng hàng đầu. Bệnh tuy có thể tiến triển nghiêm trọng nhưng ở giai đoạn đầu, bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và trở về tình trạng khỏe mạnh ban đầu. Quan trọng hơn hết, mất răng do bệnh nha chu không chỉ là vấn đề về thẩm mỹ mà còn để lại rất nhiều phiền toái và hệ lụy cho sức khỏe răng miệng:
- Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn nhai, không ngon miệng
- Hôi miệng, thiếu tự tin trong giao tiếp
- Cảm giác khó chịu đau nhức
- Mất răng không được thay thế sớm có thể gây xô lệch toàn bộ răng
- Gây tiêu xương ổ răng
- Có thể gây ra mất răng hàng loạt
- Trồng răng tốn kém nhiều chi phí
Phòng Bệnh Nha Chu
Một khi chuyển nặng, bệnh nha chu rất phức tạp và khó phục hồi. Do đó, phòng bệnh nha chu từ sớm là biện pháp tốt nhất để giữ gìn sức khỏe răng miệng cũng như bảo vệ sức khỏe chung của cơ thể:
- Duy trì chải răng sau mỗi bữa ăn và làm sạch kẽ răng ít nhất 1 lần mỗi ngày
- Cạo vôi răng 6 tháng 1 lần để loại bỏ vôi răng và ngăn ngừa vi khuẩn gây hại
- Thăm khám nha sĩ định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời
- Sử dụng bổ sung nước súc miệng bảo vệ nướu
- Hiểu rõ nguy cơ mắc bệnh nha chu của bản thân: tuổi tác, hút thuốc lá, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, yếu tố di truyền… để trao đổi với bác sĩ của bạn về nguy cơ cũng như cách khắc phục, phòng ngừa bệnh nha chu